LỊCH SỬ 5 NGÔI CHÙA LINH THIÊNG VÀ NỔI TIẾNG TRÊN 100 NĂM TẠI SÀI GÒN
5 NGÔI CHÙA LÂU ĐỜI TRÊN 200 NĂM: -Chùa Bửu Long,Ngôi chùa nổi bật với kiến trúc tinh tế, không gian yên tĩnh và nhà hàng chay.địa chỉ 81 Nguyễn Xiển, Long Bình, Quận 9, Hồ Chí Minh - Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự; hiện tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, -Chùa Chantarangsay, 235 Trần Quốc Thảo, Phường 14, Quận 3, Hồ Chí Minh -Đền Nữ thần Mariamman, 45 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, Hồ Chí Minh -Chùa Giác Viên còn có tên là chùa Hố Đất (vì trước đây ở bên rạch Hố Đất) là một ngôi cổ tự; hiện tọa lạc tại số 161/85/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993. Chùa Giác Viên được trùng tu lớn vào năm 1958, 1961, 1962. Diện mạo chùa hiện nay có kiến trúc tương tự như chùa Giác Lâm, phật điện ở giữa chùa, hai bên có 2 dãy nhà. Ngoài ra, trong khuôn viên chùa còn có những dãy nhà phụ làm lớp học, trai đường, nhà bếp,...và khu tháp mộ. Chùa có tất cả 153 pho tượng lớn nhỏ (đa số bằng gỗ), 57 bao lam (cửa võng) và 60 phù điêu. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nét đặc biệt trong kiến trúc chùa Giác Viên là bộ sườn gỗ chạm trổ tinh vi, tiêu biểu cho kiến trúc cổ truyền tại miền Nam Việt Nam. Chánh điện thờ đến 120 pho tượng, đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà, Bồ Tát Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thập Điện Diêm Vương (10 tượng), Thập Bát La Hán (18 tượng). Ngoài ra, ở bàn thờ Tổ, có ba tượng chân dung của ba vị trụ trì là: Tiên Giác-Hải Tịnh, Như Nhu-Chân Không, và Như Phòng-Hoằng Nghĩa
[Ký ức vui vẻ]